• Thông tin thị trường

NHU CẦU THIẾT YẾU TẠI VIỆT NAM VẪN LÀ NHÀ Ở

Cơn sốt nhà đất tại Việt Nam có thể sẽ hạ nhiệt trong một số thời điểm nhưng đó chỉ là những quãng nghỉ chứ chưa phải là điểm dừng. Lý do là diện tích nhà ở bình quân đầu người tại nước ta vẫn thuộc diện thấp và chỉ đạt 22,8m2/người so với mức tiêu chuẩn là 25m2/người cùa thế giới.

Dự án Topaz City cung cấp cho thị trường những sản phù hợp nhu cầu


Khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã chứng kiến một tốc độ đô thị hóa nhanh chưa từng có. Các đô thị đang mọc lên như nấm, số lượng người di chuyển từ nông thôn ra thành thị diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là nhu cầu “an cư lạc nghiệp” tăng lên nhanh chóng.

Trong một báo cáo chuyên sâu đánh giá về tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận các đô thị Việt Nam đã đảm bảo được nguồn cung nhà ở đa dạng để đáp ứng các nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường. Một điều khiến Ngân hàng Thế giới ngạc nhiên, Việt Nam có thu nhập hơn nhiều nước khác và tốc đô thị hóa nhanh nhưng lại có ít các khu nhà ổ chuột.

Lý giải sự phát triển vượt trội của thị trường bất động sản những năm qua, chuyên gia bất động sản cho biết: Con người có nhiều nhu cầu, trong đó cơ bản nhất vẫn là ăn mặc và chỗ ở, rồi mới đến giáo dục, y tế… “Con người ai cũng có nhu cầu về nhà ở. Không hiểu sao vẫn có những nhận định thấp vai trò của thị trường bất động sản. Tôi nghĩ nhu cầu nhà ở chỉ đứng sau nhu cầu ăn uống và mặc thôi, đứng trên nhu cầu giáo dục, y tế”.

Theo chuyên gia này, việc bất động sản phát triển mạnh ở Việt Nam không có gì khó hiểu. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của Việt Nam so sánh với các quốc gia trên thế giới vẫn ở mức rất thấp.

Cụ thể, năm 2016 mỗi người dân Việt Nam chỉ sở hữu diện tích nhà ở bình quân là 22,8m2/người và năm 2017 đang phấn đấu nâng lên 23,4m2/người. Dù vậy, con số này vẫn còn thấp so với mức chuẩn của thế giới là 25m2/người và Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều. Trong khi đó, với số dân hàng tỷ người, từ vài năm trước mỗi người dân Trung Quốc đã sở hữu trung bình 30m2 nhà ở.

Cũng phải lưu ý rằng, để có được con số diện tích nhà ở bình quân đầu người là 22,8m2 thì Việt Nam từ chính sách nhà nước cho tới các DN bất động sản đã phải có rất nhiều nỗ lực.

Năm 2009, diện tích bình quân nhà ở mới 18,6m2/người. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội và điều kiện tạo lập nhà ở. Phải chờ đến khi Nhà nước định hướng chính sách, tạo cơ hội để doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở cho người thu nhập thấp thì tình hình mới được cải thiện phần nào. Giấc mơ có chỗ “an cư” của nhiều người Việt tưởng ngoài tầm tay thì đã phần nào thành hiện thực. Song so với kỳ vọng của người dân thì chưa đạt được.

Thị trường bất động sản vẫn chưa có đủ nguồn nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, nhà ở cho thuê giá rẻ để giải quyết nhu cầu cấp bách của người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.